Đăng ký website Bộ Công Thương Uy tín, Nhanh chóng

Không đăng ký website bán hàng, phạt lên tới 60 triệu đồng

Theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/05/2013, thông tư số 47/2014/TT-BCT ban hành ngày 05/12/2014, và Nghị định số 185/2013/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại… ban hành ngày 15/11/2013, yêu cầu tất cả các website hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử đều phải thông báo hoặc Đăng ký website Bộ Công Thương. Cá nhân, thương nhân thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử phạt từ 30.000.000 VNĐ đến 60.000.000 VNĐ, tùy theo mức độ vi phạm nếu như không Đăng Ký/Thông báo Website với BCT

Dịch Vụ Đăng ký website Bộ Công Thương tại WEBVIP
Dịch Vụ Đăng ký website Bộ Công Thương tại WEBVIP

Căn cứ khoản 1, điều 36; khoản 1, điều 41; khoản 1, điều 46 và điều 54, mục 2, chương IV, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử quy định, một số website cần phải đăng ký website Bộ Công thương bao gồm:

Đăng ký dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại WEBVIP với ưu đãi và chi phí tiết kiệm nhất.

  • Tặng hosting chất lượng cao
  • Tặng tên miền .com, .net
  • Tối ưu SEO miễn phí
  • Tặng kèm chứng chỉ bảo mật SSL
  • Hỗ trợ vĩnh viễn

Góp ý, khiếu nại (8h00 – 21h00) - Hotline hỗ trợ 24/7: 0905.331.609 - liên hệ để được tư vấn thêm

– Sàn giao dịch thương mại điện tử

Theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Sàn giao dịch thương mại điện tử tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến.

– Website khuyến mại trực tuyến

Theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, website khuyến mại trực tuyến là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.

* Các hình thức của website khuyến mại trực tuyến:

+ Bán phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của đối tác với giá ưu đãi hoặc hưởng những lợi ích khác;

+ Bán các thẻ khách hàng thường xuyên cho phép khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ một hệ thống các đối tác với giá ưu đãi hoặc hưởng những lợi ích khác so với khi mua hàng hóa, dịch vụ tại từng đối tác riêng lẻ;

Ngoài ra, website thực hiện khuyến mại cho hàng hóa của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại dưới những hình thức sau:

+ Tặng hàng hóa hoặc đưa hàng mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền;

+ Bán hàng với giá thấp hơn giá bán hàng trước đó, được áp dụng trong một thời gian nhất định hoặc với một số lượng khách hàng nhất định;

+ Các hình thức khác theo quy định của pháp luật về khuyến mại.

– Website đấu giá trực tuyến

Khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định website đấu giá trực tuyến là website TMĐT do thương nhân, tổ chức thiết lập để các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.

Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện, làm rõ những hanh vi vi phạm đối với việc tổ chức, cá nhân không thực hiện đăng ký thành lập các website bán hàng hay cung ứng dịch vụ có chức năng đặt hàng trực tuyến sẽ có những giải pháp xử lý và một trong số đó là hình thức xử phạt hành chính. Theo điểm a, khoản 3, điều 62, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm d Khoản 33 Điều 3 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP), phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng đối hành vi không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng.

– Điểm a, khoản 4, điều 62, Nghị định 98/2020/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

Cũng tại điểm b, khoản 1, điều 3, Nghị định số 17/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi không đăng ký website với Bộ Công thương nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

Như vậy, mức phạt đối với hành vi không đăng ký website với Bộ Công thương tối đa lên tới 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.

Lợi Ích Khi Đăng Ký Website Với Bộ Công Thương

Việc đăng ký website với Bộ Công Thương mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

  • Tăng độ tin cậy: Khách hàng sẽ tin tưởng hơn khi biết website của bạn đã được đăng ký và xác nhận bởi cơ quan nhà nước.
  • Bảo vệ pháp lý: Giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý liên quan đến hoạt động thương mại điện tử.
  • Tối ưu SEO: Việc đăng ký giúp tăng cường uy tín và chất lượng của website, góp phần tối ưu hóa SEO và thu hút lượng truy cập.
Xác nhận đã Đăng ký BCT cho website bán hàng
Xác nhận đã Đăng ký BCT cho website bán hàng – WEBVIP

Các Lưu Ý Quan Trọng Khi Đăng Ký Website

  • Kiểm tra kỹ thông tin: Đảm bảo mọi thông tin cung cấp đều chính xác và đầy đủ.
  • Theo dõi quá trình đăng ký: Thường xuyên kiểm tra email và hệ thống của Bộ Công Thương để cập nhật tình trạng đăng ký.
  • Cập nhật thông tin kịp thời: Nếu có bất kỳ thay đổi nào về thông tin doanh nghiệp hoặc website, cần thông báo kịp thời cho Bộ Công Thương.

Dịch Vụ Đăng ký website Bộ Công Thương tại WEBVIP

Hàng trăm website đã bị phạt do không đăng ký với Bộ Công Thương!

Hàng nghìn website bị phản ánh là không có dữ liệu khai báo trên cổng thông tin của Bộ Công Thương!

Việc không đăng ký website với Bộ Công Thương khoản 4 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có thể xử phạt từ 20 000 000 đồng đến 60 000 000 đồng.

VẬY WEBSITE CỦA BẠN ĐÃ ĐĂNG KÝ CHƯA?

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ WEBSITE VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG WEBIP – UY TÍN, NHANH CHÓNG

Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn miễn

Các Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ)

Q: Website nào cần Đăng ký Bộ Công Thương

A: Những website thuộc dạng sau: Sàn giao dịch thương mại điện tử, Website khuyến mại trực tuyến, Website đấu giá trực tuyến

Q: Mức phí xử phạt khi website không Thông báo – Đăng ký với Bộ Công Thương?

A: Cá nhân, thương nhân thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử phạt đến 60.000.000 VNĐ, tùy theo mức độ vi phạm.

Q: Thời gian đăng ký mất bao lâu?

A: Quá trình đăng ký thường mất từ 1-3 tuần làm việc nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Q: Tôi có thể đăng ký nhiều website cho một doanh nghiệp không?

A: Có, doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều website, tuy nhiên mỗi website cần có hồ sơ đăng ký riêng biệt.

Đăng ký website với Bộ Công Thương là bước quan trọng và cần thiết cho mọi doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Việc này không chỉ giúp tuân thủ pháp luật mà còn tạo niềm tin với khách hàng, bảo vệ doanh nghiệp khỏi các rủi ro pháp lý và góp phần tối ưu hóa SEO cho website. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết và hữu ích về quy trình đăng ký website với Bộ Công Thương.

5/5 - (4 bình chọn)
Facebook
Zalo
Gọi ngay
0905331609